Giới thượng lưu

Giới thượng lưu hay tầng lớp thượng lưu trong xã hội hiện đại là tầng lớp gồm những người nắm giữ địa vị xã hội cao nhất, thường là các nhân vật giàu có nhất trong xã hội có giai cấp cũng như nắm trong tay quyền lực chính trị lớn nhất.[1] Theo cách nhìn này, giới thượng lưu về đại thể được phân biệt theo khối tài sản khổng lồ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.[2] Trước thế kỷ 20, trọng tâm là dựa trên chế độ quý tộc, nhấn mạnh vào các thế hệ thừa kế địa vị quý tộc, chứ không phải là khối tài sản đang có.[3]Bởi vì giới thượng lưu trong một xã hội có thể không còn chi phối xã hội nơi họ sống nữa, nên người ta thường chỉ đến tầng lớp thượng lưu cũ và họ thường khác biệt về mặt văn hóa với tầng lớp trung lưu giàu có mới nổi đang có xu hướng chi phối đời sống quần chúng ở các nền dân chủ xã hội hiện đại. Theo quan điểm thứ hai được giới thượng lưu truyền thống nắm giữ thì không có một giá trị tài sản cá nhân hay mức độ nổi tiếng nào có thể đưa một người từ gia cảnh tầm thường trở thành thành viên của giới thượng lưu cả, trừ khi người này được sinh ra trong gia đình thuộc tầng lớp đó và lớn lên theo kiểu cách đặc biệt để có thể thấu hiểu và chia sẻ các giá trị, truyền thống và chuẩn mực văn hóa của giới thượng lưu. Cụm từ giới thượng lưu thường được sử dụng kết hợp với các thuật ngữ như tầng lớp trung-thượng lưu, tầng lớp trung lưugiai cấp công nhân như một phần của mô hình phân tầng xã hội.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giới thượng lưu http://money.cnn.com/2004/11/16/pf/millionaire_hou... http://www.bbc.co.uk/radio4/history/inourtime/inou... https://books.google.com/books?id=10rEGSIItjgC&pg=... https://www.washingtonpost.com/news/monkey-cage/wp... https://web.archive.org/web/20070106223104/http://... https://web.archive.org/web/20151121144331/https:/... https://web.archive.org/web/20160417061617/https:/... https://www.jstor.org/stable/3051548 https://www.jstor.org/stable/3112998 https://www.jstor.org/stable/3786880